Tìm hiểu Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn lớp 9.

Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời bài C1 trang 19 SGK Vật lí 9: Một dây dẫn dài l và có điện trở R. Nếu cho rằng dây dẫn cùng loại đó dài 2l là gồm hai dây dẫn dài l được mắc nối tiếp với nhau thì hãy dự đoán xem dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu. Tương tự như thế thì một dây dẫn cùng loại đó dài 3l sẽ có điện trở là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Điện trở tương đương của mạch mắc nối tiếp: R=R1+R2

Lời giải:

+Dây dẫn dài l có điện trở R.

+ Dây dẫn dài 2l gồm 2 hai dây dẫn dài l mắc nối tiếp với nhau tương đương với 2 điện trở mắc nối tiếp với nhau, ta có: điện trở tương đương của dây dẫn là R=R+R=2R

Vậy khi dây dẫn dài 2l có điện trở là 2R.

+ Tương tự, ta cũng có dây dẫn dài 3l có điện trở 3R.

Trả lời bài C2 trang 21 SGK Vật lí 9: Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn sáng yếu hơn. Hãy giải thích tại sao. 

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu SBT Lịch sử 9 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Phương pháp giải:

– Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.

– Hệ thức định luật Ôm: I=UR

Lời giải:

Theo định luật Ôm: I=UR

=> Hiệu điện thế U không đổi; R càng lớn thì I càng nhỏ.

Hai dây có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, dây có chiều dài lớn hơn thì điện trở của nó lớn hơn.

=> Nếu mắc bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn càng dài thì điện trở của đoạn mạch càng lớn.

=> Cường độ dòng điện chạy qua đèn càng nhỏ nên đèn sáng yếu hơn.

Trả lời bài C3 trang 21 SGK Vật lí 9: Khi đặt một hiệu điện thế 6V vào hai đầu 1 cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 0,3A. Tính chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này, biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4 m thì có điện trở là 2Ω.

Phương pháp giải:

Hệ thức của định luật Ôm: I=UR

Lời giải:

– Điện trở của cuộn dây:

R=UI=6,3=20Ω

– Dây dẫn dài 4 m thì có điện trở là 2Ω

=> Điện trở có giá trị 20Ω sẽ có chiều dài là l=20.42=40m.

Trả lời bài C4 trang 21 SGK Vật lí 9: Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài là l1 và l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2. Biết I1 = 0,25I2, hỏi l1 dài gấp bao nhiêu lần l2?

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Xem hình 57 và so sánh độ dài của cung AmB với độ dài đường gấp khúc AOB

Phương pháp giải:

– Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.

– Hệ thức của định luật Ôm: I=UR

Lời giải:

Ta có: {I1=UR1I2=UR2

Theo đầu bài, ta có: I1=,25I2

UR1=,25UR2R2=,25R1l2=,25l1l1=4l2

 Vậy l1 dài gấp 4 lần l2.

Lý thuyết Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

1. Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau

Điểm khác nhau giữa các cuộn dây:

– Vật liệu

– Chiều dài

– Tiết diện

=> Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến điện trở của dây: Vật liệu, chiều dài và tiết diện.

2. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn

Để xác định điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây thì thay đổi chiều dài của dây dẫn, tiết diện dây và vật liệu làm dây dẫn phải như nhau (giữ nguyên).

=>  Kết quả: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài mỗi dây.

R1R2=l1l2

3. Liên hệ thực tế

– Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường, nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn sáng yếu hơn.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Đường Trung Tuyến Là Gì? Tính Chất, Công Thức Đường Trung Tuyến Lớp 10

=> Do điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, khi chiều dài tăng lên thì điện trở của dây tăng lên. Vì vậy điện trở của đoạn mạch cũng tăng lên. Như vậy, khi hiệu điện thế không thay đổi nhưng điện trở tăng lên thì cường độ dòng điện qua bóng đèn giảm đi ⇒ đèn sáng yếu hơn.

Sơ đồ tư duy về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn – Vật lí 9

Giải Vật lí 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn (ảnh 3)

Related Posts

Tìm hiểu Địa Chỉ Trung Tâm Bảo Hành Máy Tính Dell Tại Tp, Chính Sách Bảo Hành Của Dell Tại Việt Nam

Bạn Đang Tìm Các Trung Tâm Bảo Hành Sửa Chữa Laptop – Smartphone – Tablet – Storage Khác? Chọn Hãng Cần Tìm Tại Đây: STT ĐỊA CHỈ…

Tìm hiểu Các loại hợp chất vô cơ có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Luyện tập chương 1: Các…

Tìm hiểu Bộ Đề Thi Thử Toán Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán, Đề Thi Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán

Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 2 Toán 12 có lời giải chi tiết từng câu. Đề thi do Thầy Nguyễn Chín Em biên soạn. Nội…

Tìm hiểu Cách Làm X – Cách Giải Các Dạng Toán Tìm X Cơ Bản Và Nâng Cao

Toán cấp 1 hướng dẫn các em cách giải một số dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao để tìm số trừ, số bị trừ,…

Tìm hiểu Phân Tích Nội Dung Tập Thơ Từ Ấy ” Là Gì, Bài Thơ Từ ẤY (Tố HữU)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Từ ấy Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Từ ấy…

Tìm hiểu How Does The Reaction Of Hcl And Kmno4 Proceed? Mno4 + Hcl = Mncl2 + Cl2 + H2O

I don”t get how does this reaction of hydrochloric acid and potassium permanganate proceeds: $$\ce{HCl + KMnO4 -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O}$$ What I…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *