Tìm hiểu Oxit Là Hợp Chất Của Oxi Với, Tính Chất Hóa Học Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Oxit

*

Oxit là hợp chất của oxi với ” width=”668″>

1. Định nghĩa oxit

– Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Bạn đang xem: Oxit là hợp chất của oxi với

Ví dụ:

Cacbon dioxit (CO2), lưu huỳnh dioxit (SO2), diphopho pentaoxit (P2O5)…

Sắt (III) oxit (Fe2O3), đồng (II) oxit (CuO) , canxi oxit (CaO)…

2. Công thức oxit

* Công thức chung: MxOy Gồm có kí hiệu oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu nguyên tố M (có hóa trị n) chỉ số x, 

– Theo quy tắc hóa trị ta có: 2. y = n . x 

3. Phân loại oxit

Có 4 loại:

a. Oxit axit:

– Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

– Ví dụ: 

Lưu huỳnh trioxit có công thức hóa học là SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4

Cacbon đioxit có công thức hóa học là CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

Điphopho Pentaoxit có công thức hóa học là P2O5 tương ứng với axit là H3PO4

Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2 tương ứng với axit là H2SO3

b. Oxit bazo

– Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

Ví dụ:

Natri oxit có công thức hóa học là Na2O tương ứng với bazơ là NaOH

Canxi oxit có công thức hóa học là CaO tương ứng với bazơ là Ca(OH)2

Bari oxit có công thức hóa học là BaO tương ứng với bazơ là Ba(OH)2

Đồng 2 oxit có công thức hóa học là CuO tương ứng với bazơ là Cu(OH)2

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Lốp Xe Đặc Ruột Inota Noairtire, Lốp Xe Đặc Ruột

c. Oxit lưỡng tính

Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO.

d. Oxit trung tính

Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không phản ứng với axit, bazơ, nước.

Ví dụ: Cacbon monoxit – CO, Nitơ monoxit – NO,…

4. Cách gọi tên

* Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit

Ví dụ: 

FeO : Sắt (II) oxit.

Fe2O3 : Sắt (III) oxit.

CuO : Đồng (II) oxit.

MgO : Magie oxit.

* Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Tiền tố: – Mono: nghĩa là 1.

– Đi : nghĩa là 2.

– Tri : nghĩa là 3.

– Tetra : nghĩa là 4.

– Penta : nghĩa là 5.

Ví dụ: 

SO2 : Lưu huỳnh đioxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

N2O3 : Đinitơ trioxit.

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

5. Phương pháp giải bài tập xác định công thức oxit

Bước 1: Gọi công thức của oxit có dạng R2On

Bước 2: Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng => xác định mối liên hệ giữa R và n

Bước 3: Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4… Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.

Bước 4: Chọn giá trị R phù hợp với n và kết luận nguyên tố R

6. Luyện tập

Bài 1: A, B là 2 chất khí ở điều kiện thường, A là hợp chất của nguyên tố X với oxi (trong đó oxi chiếm 50% khối lượng), còn B là hợp chất của nguyên tố Y với hiđro (trong đó hiđro chiếm 25% khối lượng). Tỉ khối của A so với B bằng 4. Xác định công thức phân tử A, B. Biết trong 1 phân tử A chỉ có một nguyên tử X, 1 phân tử B chỉ có một nguyên tử Y.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Đáp án

a có công thức tổng quát: A:XOn; B:YHm

Trong A, Oxi chiếm 50% khối lượng:

50X + 800n = 1600n

X = 16n

+ Khi n = 1 => X= 16 (loại)

+ Khi n = 2 =>X = 32 (S)

+ Khi n = 3 => X = 48 (loại)

+ Khi n = 4 =>X = 64 (loại). (Vì Cu có hóa trị I và II )

Vậy X là Lưu huỳnh

=>CTPT của A: SO2

Trong B, Hidro chiếm 25% khối lượng

25Y + 25m = 100m

=>Y = 3m (I)

Mà 

=>MYHm = 16 (g/mol)

Y + m=16Y + m=16

Thay (I) vào, ta được:

3m + m = 16

=>m = 4

=>Y = 3m = 12(C) => Công thức phân tử của B: CH4

Bài 2: Một oxit của kim loại M có %M = 63,218. Tìm công thức oxit.

Đáp án 

Gọi CT: MxOy

%O = 100 – 63.218 = 36.782 (%)

Theo đề bài ta có: 

=> 36.782Mx = 1011.488y

=> Mx = 27.5y => M = 27.5y/x

+ Nếu x = 1, y = 1 => M = 27.5 (loại)

+ Nếu x = 2, y = 1 => M = 55 (Mn)

+ Nếu x = 3, y = 1 => Loại

Vậy CT: MnO2

Bài 3: Một oxit (A) của nitơ có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxit A.

Đáp án 

Gọi công thức của oxit là NxOy

Vì dNxOy/kk = 1,59 => MNxOy = 1,59.29 ≈ 46,11

=> MNxOy = 46

=> 14x + 16y = 46 (x,y nguyên)

Giả sử x = 0 => y ≤ 2,875 => y ≤ 2

+ Khi y=1 thì x=2,14 (loại)

+ Khi y=2 thì x=1 (thoả mãn)

Vậy công thức oxit là NO2.

Bài 4: Khử 9,6g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, người ta thu được Fe và 2,88g H2O.

a/ Viết các PTHH xảy ra.

b/ Xác định thành phần % của 2 oxit trong hỗn hợp.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Dưới Tác Dụng Của Lực Điện Trường, Hai Hạt Bụi Mang Điện Tích Trá

c/ Tính thể tích H2(đktc) cần dùng để khử hết lượng oxit trên.

Đáp án 

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Gọi nFeO là x; nFe2O3 là y, ta có:

*

Oxit là hợp chất của oxi với (ảnh 2)” width=”666″>

⇒ x = 0,03 (mol); y = 0,06 (mol)

⇒mFeO= 0,03.72 =2,16 (g)

⇒%FeO = 2,16.100/9,6 = 22,5 %

⇒%Fe2O3 = 100 − 22,5 = 77,5 %

b,Theo 2 phương trình, ta có:

nH2 = nH2O= 2,88/18 = 0,16 (mol)

⇒VH2= 0,16.22,4 = 3,584 (l)

Bài 5:

a) Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong các hợp chất: CaO, SO2, P2O5, NO, K2O.

b) Trong một oxit của kim loại R (hóa trị I), nguyên tố oxi chiếm 25,806% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Xem thêm: Tại Sao Tăng Diện Tích Lá Lại Làm Tăng Năng Suất Cây Trồng ?

Đáp án 

Gọi CTHH của oxit là R2O

%mR = 100% − 25,806% = 74,194%

⇒ 2.MR/(2.MR + 16) = 0,74194⇒

⇔ 1,48388.MR + 11,87104 = 2.MR

⇔ 0,51612.MR = 11,87104

⇔ MR = 23 ⇔ MR= 23

⇒ R là Natri (Na)

⇒CTPT của oxit là Na2O: Natri oxit

Bài 6: Trong một oxit của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429%về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Related Posts

Tìm hiểu Địa Chỉ Trung Tâm Bảo Hành Máy Tính Dell Tại Tp, Chính Sách Bảo Hành Của Dell Tại Việt Nam

Bạn Đang Tìm Các Trung Tâm Bảo Hành Sửa Chữa Laptop – Smartphone – Tablet – Storage Khác? Chọn Hãng Cần Tìm Tại Đây: STT ĐỊA CHỈ…

Tìm hiểu Các loại hợp chất vô cơ có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Luyện tập chương 1: Các…

Tìm hiểu Bộ Đề Thi Thử Toán Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán, Đề Thi Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán

Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 2 Toán 12 có lời giải chi tiết từng câu. Đề thi do Thầy Nguyễn Chín Em biên soạn. Nội…

Tìm hiểu Cách Làm X – Cách Giải Các Dạng Toán Tìm X Cơ Bản Và Nâng Cao

Toán cấp 1 hướng dẫn các em cách giải một số dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao để tìm số trừ, số bị trừ,…

Tìm hiểu Phân Tích Nội Dung Tập Thơ Từ Ấy ” Là Gì, Bài Thơ Từ ẤY (Tố HữU)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Từ ấy Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Từ ấy…

Tìm hiểu How Does The Reaction Of Hcl And Kmno4 Proceed? Mno4 + Hcl = Mncl2 + Cl2 + H2O

I don”t get how does this reaction of hydrochloric acid and potassium permanganate proceeds: $$\ce{HCl + KMnO4 -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O}$$ What I…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *