Tìm hiểu Hãy Vận Dụng Thuyết Electron Giải Thích Hiện Tượng Nhiễm Điện

*

*
*

*

*

*

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) – Lớp 12 – Lớp 11 – Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) – Lớp 9 – Lớp 8 – Lớp 7 – Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) – Lớp 5 – Lớp 4 – Lớp 3 – Lớp 2 – Lớp 1 Trình độ khác Môn họcÂm nhạcMỹ thuậtToán họcVật lýHóa họcNgữ vănTiếng ViệtTiếng AnhĐạo đứcKhoa họcLịch sửĐịa lýSinh họcTin họcLập trìnhCông nghệThể dụcGiáo dục Công dânGiáo dục Quốc phòng – An ninhNgoại ngữ khácXác suất thống kêTài chính tiền tệKhác

1. Thuyết êlectron

a) Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.

Bạn đang xem: Vận dụng thuyết electron giải thích hiện tượng nhiễm điện

– Nguyên tử cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và proton mang điện tích dương (Hình 2.1)

Êlectron có điện tích là e = – 1,6.10-19C và khối lượng mà me = 9,1.10-31kg.

Proton có điện tích là q = +1,6.10-19C và khối lượng là mp = 1,6.10-27kg. Khối lượng của notron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

Số proton trong hạt nhân bằng số êlectron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn điện tích âm của êlectron.

– Điện tích của êlectron và điện tích của proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Áp Suất Lốp Ô Tô Là Gì? Máy Đo Áp Suất Lốp Ô Tô Giảm Giá Đến 50%

b) Thuyết êlectron

– Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển tử nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

– Một nguyên tử trung hòa có thể nhận them một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

– Sự cư trú và di chuyển của các electron tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện muôn màu muôn vẻ của tự nhiên.

Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điệnvà tính chất điện gọi là thuyết electron.

2. Vận dụng

a) Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện .

Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

Kim loại có chứa các electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối … có chứa các ion tự do. Chúng đều là các chất dẫn điện.

Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do. Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, … Chúng đều là những chất cách điện.

b) Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu SBT Vật lí 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

c) Sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.3). Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).

Tóm lại nhiễm điện do hưởng ứng là : Đưa một vật nhiễm điện lai gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hòa về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện thì mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.

d) Giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

Sự nhiễm điện do cọ xát : Khi hai vật cọ xát, electron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa electron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu electron và nhiễm điện dương.

Sự nhiễm điện do tiếp xúc : Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện, thì electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.

Sự nhiễm điện do hưởng ứng : Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩyelectron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu của vật này thừa electron, một đầu thiếu electron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điên trái dấu.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Điểm Chuẩn Trường Đại Học Thương Mại Tuyển Sinh 2019, Điểm Chuẩn Đại Học Thương Mại Mới Nhất 2022

3. Định luật bảo toàn điện tích.

Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

Xem thêm: Công Thức Tính Diện Tichs Hình Thang Thường, Cân, Vuông, Diện Tích Hình Thang Vuông, Cân, Thường

Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

Related Posts

Tìm hiểu Địa Chỉ Trung Tâm Bảo Hành Máy Tính Dell Tại Tp, Chính Sách Bảo Hành Của Dell Tại Việt Nam

Bạn Đang Tìm Các Trung Tâm Bảo Hành Sửa Chữa Laptop – Smartphone – Tablet – Storage Khác? Chọn Hãng Cần Tìm Tại Đây: STT ĐỊA CHỈ…

Tìm hiểu Các loại hợp chất vô cơ có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Luyện tập chương 1: Các…

Tìm hiểu Bộ Đề Thi Thử Toán Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán, Đề Thi Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán

Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 2 Toán 12 có lời giải chi tiết từng câu. Đề thi do Thầy Nguyễn Chín Em biên soạn. Nội…

Tìm hiểu Cách Làm X – Cách Giải Các Dạng Toán Tìm X Cơ Bản Và Nâng Cao

Toán cấp 1 hướng dẫn các em cách giải một số dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao để tìm số trừ, số bị trừ,…

Tìm hiểu Phân Tích Nội Dung Tập Thơ Từ Ấy ” Là Gì, Bài Thơ Từ ẤY (Tố HữU)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Từ ấy Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Từ ấy…

Tìm hiểu How Does The Reaction Of Hcl And Kmno4 Proceed? Mno4 + Hcl = Mncl2 + Cl2 + H2O

I don”t get how does this reaction of hydrochloric acid and potassium permanganate proceeds: $$\ce{HCl + KMnO4 -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O}$$ What I…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *