Tìm hiểu Giải Hóa Sgk 10 Kết Nối Tri Thức, Chân Trời Sáng Tạo, Cánh Diều

Hướng dẫn giải Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 51 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Bạn đang xem: Giải hóa sgk 10

LÍ THUYẾT

1. Quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo của nguyên tố đó

*

2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố đó

Khi biết vị trí của 1 nguyên tố, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó như: tính kim loại – phi kim; hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hiđro; công thức oxit cao nhất; công thức hiđroxit tương ứng( nếu có)và tính axit – bazơ của chúng

3. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

*

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 51 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 51 hóa 10

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. X thuộc nhóm VA.

B. A, M thuộc nhóm IIA.

C. M thuộc nhóm IIB.

D. Q thuộc nhóm IA.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Lý thuyết Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây (mới 2023 + bài tập) hay, chi tiết

Bài giải:

Ta có:

ZX = 6: 1s22s22p2

ZA = 7: 1s22s22p3

ZM = 20: 1s22s22p63s23p64s2

ZQ = 19: 1s22s22p63s23p64s1

⇒ Đáp án D.

2. Giải bài 2 trang 51 hóa 10

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.

B. M, Q thuộc chu kì 4.

C. A, M thuộc chu kì 3.

D. Q thuộc chu kì 3.

Bài giải:

Ta có:

X: 1s22s22p2 → X thuộc chu kì 2

A: 1s22s22p3 → A thuộc chu kì 2

M: 1s22s22p63s23p64s2 → M thuộc chu kì 4

Q: 1s22s22p63s22p64s1  → Q thuộc chu kì 4

⇒ Đáp án B.

3. Giải bài 3 trang 51 hóa 10

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 3, nhóm IVA.

B. chu kì 4, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm VIA.

D. chu kì 4, nhóm IIIA.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

X: 1s22s22p63s23p4 →X thuộc chu kì 3, nhóm VIA

⇒ Đáp án C.

4. Giải bài 4 trang 51 hóa 10

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.

a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:

– Tính kim loại hay tính phi kim.

– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

– Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).

Bài giải:

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

– Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Cho đường tròn (O) và một điểm M cố định không nằm trên đường tròn. Qua M kẻ hai đường thẳng

– Hóa trị cao nhất với oxi là II.

– Chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Cấu hình electron:

Na: 1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2

Al: 1s22s22p63s23p1

– Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

– Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

– Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

5. Giải bài 5 trang 51 hóa 10

a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

– Tính kim loại hay tính phi kim.

– Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

– Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).

Bài giải:

a) – Br có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim.

– Hóa trị cao nhất với oxi là VII, hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I.

– Công thức hợp chất khí của brom với hiđro: HBr.

b) Tính phi kim: Cl > Br > I.

6. Giải bài 6 trang 51 hóa 10

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất ?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Các Loại Ngàm Ống Kính

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình ?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

Bài giải:

a) Fr là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) Nhóm IA gồm những kim loại điển hình. Nhóm VIIA gồm những phi kim điển hình.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

7. Giải bài 7 trang 51 hóa 10

Nguyên tố atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

Xem thêm: Concept Thời Trang Là Gì ? Gợi Ý 10 Ý Tưởng Concept Chụp Ảnh Đẹp

Bài giải:

Nguyên tố atatin (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 51 sgk Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!

Related Posts

Tìm hiểu Địa Chỉ Trung Tâm Bảo Hành Máy Tính Dell Tại Tp, Chính Sách Bảo Hành Của Dell Tại Việt Nam

Bạn Đang Tìm Các Trung Tâm Bảo Hành Sửa Chữa Laptop – Smartphone – Tablet – Storage Khác? Chọn Hãng Cần Tìm Tại Đây: STT ĐỊA CHỈ…

Tìm hiểu Các loại hợp chất vô cơ có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Luyện tập chương 1: Các…

Tìm hiểu Bộ Đề Thi Thử Toán Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán, Đề Thi Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán

Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 2 Toán 12 có lời giải chi tiết từng câu. Đề thi do Thầy Nguyễn Chín Em biên soạn. Nội…

Tìm hiểu Cách Làm X – Cách Giải Các Dạng Toán Tìm X Cơ Bản Và Nâng Cao

Toán cấp 1 hướng dẫn các em cách giải một số dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao để tìm số trừ, số bị trừ,…

Tìm hiểu Phân Tích Nội Dung Tập Thơ Từ Ấy ” Là Gì, Bài Thơ Từ ẤY (Tố HữU)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Từ ấy Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Từ ấy…

Tìm hiểu How Does The Reaction Of Hcl And Kmno4 Proceed? Mno4 + Hcl = Mncl2 + Cl2 + H2O

I don”t get how does this reaction of hydrochloric acid and potassium permanganate proceeds: $$\ce{HCl + KMnO4 -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O}$$ What I…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *