Tìm hiểu Công Thức Tính Vận Tốc Của Chuyển Động Thẳng Đều Lý Thuyết Và Bài Tập Minh Họa

Bài viết này sẽ chia sẻ các lý thuyết cơ bản, các công thức về chuyển động thẳng đều trong chương trình vật lý lớp 10 bài 2, kèm các bài tập có đáp án, lời giải chi tiết, dễ hiểu.

Bạn đang xem: Công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng đều

Lý thuyết Chuyển động thẳng đều

1. Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.

Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đườngthời gian chuyển động.

*

3. Quãng đường đi được : s = v.t

4. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = xo + v(t − to)

Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chỗ (xo= 0, to = 0) thì x = s = v.t

5. Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó ( nếu có nhiều vật)

Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v .

Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x .

Nếu hai vật chuyển động (trên cùng 1 hệ tọa độ)

Khi hai vật gặp nhau thì x1 = x2.Khi hai vật cách nhau 1 khoảng ∆s thì |x1 − x2|=Δs.

Nếu gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động thì xc = 0

Các dạng bài tập Chuyển động thẳng đều

Dạng 1 : Tính vận tốc, tốc độ trung bình.

Bài 1 : Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB.

Đs : vtb = 50km/h

Bài 2 : Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h và trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.

Dạng 2: Lập phương trình chuyển động – xác định vị trí và thời điểm hai vật gặp nhau

Bài 3 : lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 20m/s. Chuyển động thẳng đều.

a. Lập phương trình chuyển động.

b. Lúc 11h thì người đó ở vị trí nào.?

c. Người đó cách A 40km lúc mấy giờ?

Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ ? tại vị trí cách B bao nhiêu km ?

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Chọn Phát Biểu Đúng Lực Hướng Tâm, Chọn Phát Biểu Sai

A. 9h30ph; 100km B. 9h30ph; 150km

C. 2h30ph; 100km D. 2h30ph; 150km

Hướng dẫn :

– Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc toạ độ tại A(A = O).

– Chiều dương từ A đến B.

– Gốc thời gian lúc 7hPhương trình chuyển động : x1 = 60t ; x2 = 250 – 40tHai xe gặp nhau : x1 = x2 ⇔ 60t = -40t +250⇒ t = 2.5h ; x = 150km.⇒t = 7+2.5= 9h30ph; cách B 100 km

Bài 5: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọnchiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương.

a. Viết phương trình chuyển động của hai ôtô trên.

b. xác định thời điểm và vị trí của hai xe khi gặp nhau.

Đs : a. xA = 54t, xB = 48t + 10

b. sau 5/3 giờ , cách A 90km về phía B.

Bài 6 : Lúc 6 giờ một ôtô xuất phát đi từ A về B với vận tốc 60Km/h và cùng lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km.

a. Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6giờ, lập phương trình chuyển động của mỗi xe.

b. Xác định vị trí và thời gian hai xe gặp nhau.

Đs : a. x1 = 60t, x2 = 220 – 50t

b. cách A 120 km về phía B

Bài 7 : Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật qua A có vận tốc v1 = 10m/s, qua B có vận tốc x2 = 15m/s. AB = 100m.

a. Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB , gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B, gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B .Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi vật.

b. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau.

c. Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m

Đs : a. x1 = -100+ 10t, x2 = − 15t

b. t = 4s và x = -60m

Bài tập trắc nghiệm có đáp án

Câu 1 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :

x = 5 + 60t (x : m, t đo bằng giờ).

Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?

A.Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Top 10 trung tâm gia sư tiếng Anh tại Hà Nội uy tín nhất

B.Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.

C.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.

D.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.

Câu 2 : Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/ s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m. Phương trình toạ độ của vật là

A. x = 2t +5 B. x = −2t +5

C. x = 2t +1 D. x = −2t +1

Câu 3 : Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây đúng

A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động

B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động

C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t= 4/3

D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x = 4

Câu 4 : Trên hình là đồ thị tọa độ-thời gian của một vật chuyển động thẳng.

*

Cho biết kết luận nào sau đây là sai?

A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m.

B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m.

C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ.

D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m.

Câu 5 : Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều?

*

A. Đồ thị a B. Đồ thị b và d

C. Đồ thị a và c D.Các đồ thị a,b và c đều đúng

Câu 6 : Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là:

A.7m/s B.5,71m/s

C. 2,85m/s D. 0,7m/

Câu 7 : Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:A. 12,5m/s B. 8m/s

C. 4m/s D. 0,2m/s

Câu 8 : Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:

A. 50km/h B. 48km/h

C. 44km/h D. 34km/h

Câu 9 : Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại .Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là :

Tham Khảo Thêm:  Tìm hiểu Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

A. 30km/h B. 32km/h

C. 128km/h D. 40km/h

Câu 10 : Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h .Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là:

A.15km/h B.14,5km/h

C. 7,25km/h D. 26km/h

Câu 11 : Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quãng đừơng là

A. 12km/h B. 15km/h

C. 17km/h D. 13,3km/h

Câu 12 : Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiềuchuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là :A. x = 3 + 80t. B. x = 80 – 3t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t.

Câu 13 : Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là ?

A. xA = 54t ; xB = 48t + 10.

B. xA = 54t + 10; xB = 48t.

C. xA = 54t; xB = 48t – 10 .

D. xA = -54t, xB = 48t.

Câu 14 : Nội dung như câu 13, hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau là

A. 1h ; 54km. B. 1h 20ph ; 72km.

Xem thêm: Soạn Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1, Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1

C. 1h 40ph ; 90km. D.2h ; 108km.

Câu 15 : Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây,phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?

Related Posts

Tìm hiểu Địa Chỉ Trung Tâm Bảo Hành Máy Tính Dell Tại Tp, Chính Sách Bảo Hành Của Dell Tại Việt Nam

Bạn Đang Tìm Các Trung Tâm Bảo Hành Sửa Chữa Laptop – Smartphone – Tablet – Storage Khác? Chọn Hãng Cần Tìm Tại Đây: STT ĐỊA CHỈ…

Tìm hiểu Các loại hợp chất vô cơ có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Luyện tập chương 1: Các…

Tìm hiểu Bộ Đề Thi Thử Toán Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán, Đề Thi Học Kì 2 Lớp 12 Môn Toán

Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì 2 Toán 12 có lời giải chi tiết từng câu. Đề thi do Thầy Nguyễn Chín Em biên soạn. Nội…

Tìm hiểu Cách Làm X – Cách Giải Các Dạng Toán Tìm X Cơ Bản Và Nâng Cao

Toán cấp 1 hướng dẫn các em cách giải một số dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao để tìm số trừ, số bị trừ,…

Tìm hiểu Phân Tích Nội Dung Tập Thơ Từ Ấy ” Là Gì, Bài Thơ Từ ẤY (Tố HữU)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Từ ấy Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Từ ấy…

Tìm hiểu How Does The Reaction Of Hcl And Kmno4 Proceed? Mno4 + Hcl = Mncl2 + Cl2 + H2O

I don”t get how does this reaction of hydrochloric acid and potassium permanganate proceeds: $$\ce{HCl + KMnO4 -> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O}$$ What I…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *